MẦM NON ( 3 -6 TUỔI )

1. Giới thiệu

Trẻ mầm non không học lý thuyết hàn lâm mà học qua chính những trải nghiệm – thực hành. Đặc điểm tư duy của trẻ mầm non là tư duy trực quan. Vì thế khi cho trẻ quan sát và thực hiện một thí nghiệm khoa học giáo viên sẽ tập trung vào việc đặt câu hỏi để trẻ tự nói ra những thay đổi, những hiện tượng mà trẻ nhìn thấy và nghe thấy. STEAM khoa học ở mầm non sẽ không giải thích dài dòng về nguyên lý khoa học, mà tập trung vào giúp trẻ phát hiện những thay đổi, những diễn biến của hiện tượng. Với các nguyên lý khoa học phức tạp trẻ sẽ tiếp tục được tiếp cận ở các cấp học cao hơn.

2. Lợi ích chương trình

  • STEAM khoa học là một không gian học tập mở khơi gợi trí tưởng tượng, khuyến khích trẻ tìm hiểu, thử nghiệm, suy luận, phán đoán, phát triển ngôn ngữ.
  • Thực hiện được nhiệm vụ học tập cá nhân, học tập theo nhóm, trẻ sẽ nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải quyết vấn đề, vận dụng kinh nghiệm bản thân để giải quyết vấn đề.
  • Tạo cơ hội để trẻ học hỏi, tích lũy tri thức ngay từ nhỏ một cách hết sức tự nhiên.

 

TIỂU HỌC ( 7 – 11 TUỔI )

1. Giới thiệu

Trải nghiệm với lĩnh vực STEAM khoa học học sinh sẽ được tham gia các hoạt động thực hành thực tiễn, rút ra từ lí thuyết trên lớp. Khung chương trình được tạo từ dễ đến khó, phù hợp với tất cả các lớp tuổi trong cấp tiểu học. Đến với STEAMZONE, kiến thức lí thuyết sẽ được thực tế hóa, từ đó học sinh sẽ tự khám phá ra được các điểm mới, áp dụng vào thực tiễn chứ, giải thích được các hiện tượng tự nhiên.

Lĩnh vực khoa học trang bị cho học sinh những kiến thức của tích hợp các môn học Toán, Lý , Hóa, Sinh,…Không chỉ dừng lại ở học lí thuyết, học sinh sẽ được thực hiện các thí nghiệm, nghiên cứu từ môi trường tự nhiên để rút ra các kết luận, tự tìm tòi ra các kiến thức khoa học.

2. Lợi ích chương trình

  • STEAM khoa học là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn trong các môn Toán, Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật nhằm giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống như vận chuyển, sắp xếp, trồng trọt và lập trình.
  • Môi trường học tập tích cực thân thiện.
  • Học sinh tự thực hiện các thí nghiệm từ kiến thức lí thuyết đã học.
  • Học sinh tự trải nghiệm, tự rút ra các kinh nghiệm khi thực hiện hoạt động, cải thiện kỹ năng khéo léo, bồi dưỡng năng lực hợp tác, cùng nhau giải quyết vấn đề.