MẦM NON ( 3 -6 TUỔI )

1. Giới thiệu

STEAM sáng tạo giúp trẻ trau dồi khả năng giải quyết vấn đề và thúc đẩy tư duy sáng tạo. Với những nguyên vật liệu mở, những gợi ý sẽ giúp trẻ tạo nên những sản phẩm độc đáo mới lạ. Từ những điều gần gũi với trẻ mầm non STEAM sáng tạo sẽ giúp trẻ khám phá những điều mới lạ xung quanh, biết tận dụng các vật dụng bỏ đi để sáng chế ra đồ dùng, đồ chơi mới.

2. Lợi ích chương trình

  • STEAM sáng tạo là một không gian học tập mở khuyến khích trẻ tư duy sáng tạo, tư duy logic.
  • Trẻ thể hiện sự tự tin trong các cuộc thảo luận nhóm, có trách nhiệm với nhiệm vụ chung của nhóm.
  • Khơi gợi những ý tưởng mới, những sáng tạo mới độc đáo mang lại lợi ích cho cuộc sống tương lai.
  • Giúp trẻ phát triển tư duy logic, óc sáng tạo, sự kết hợp vận động tay mắt thông qua việc sáng tạo nên sản phẩm mới.
  • Mang tính tương tác và giáo dục cao.
  • Thúc đẩy trẻ khám phá, sáng tạo và tìm ra sản phẩm mới theo lứa tuổi mầm non.
  • Định hướng cho trẻ tư duy, sáng tạo mới. Tận dụng những nguyên vật liệu bỏ đi, sáng tạo nên sản phẩm mới có ích. STEAM sáng tạo luôn phát triển và cần thiết trong bất kì thời đại nào.

TIỂU HỌC ( 7 – 11 TUỔI )

1. Giới thiệu

Sự sáng tạo hiện đang là chủ đề phổ biến hiện nay mà học sinh cần trang bị những kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21. STEAM sáng tạo mang tính giáo dục cao, giúp học sinh tự sáng tạo, chế tạo các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu cầu đặt ra.

Ở lứa tuổi này, STEAM sáng tạo chủ yếu giúp học sinh hoàn thiện các kiến thức lí thuyết, áp dụng lí thuyết vào thực tiễn, xây dựng được các mô hình cơ bản về mạch điện đơn giản và sử dụng mạch điện kết hợp với những vật liệu xung quanh để chế tạo ra các sản phẩm thủ công vui nhộn. Với lĩnh vực này yêu cầu học sinh phải nắm chắc được kiến thức lý thuyết, sau đó áp dụng kiến thức lí thueest, thực hiện sản phẩm ở ngoài thực tế.

Một trong những cách học tập hay nhất đó là thực hành. Học đi đôi với hành là lý do hàng đầu cho nguyên nhân tại sao không gian chế tạo lại trở nên phổ biến như vậy tại các trường hiện nay.

2. Lợi ích chương trình

  • STEAM sáng tạo là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn trong các môn Toán, Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật nhằm giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống như vận chuyển, sắp xếp, trồng trọt và lập trình.
  • Lĩnh vực này hỗ trợ giáo viên các bộ môn làm mới phương pháp giảng dạy. Các dự án được phát triển tốt hơn, sinh động hơn nhờ vào sự tăng cường về công cụ, ý tưởng và công nghệ.
  • Kích thích tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
  • Lĩnh vực này tạo một nền tảng vững chắc để học sinh chế tạo theo định hướng mình mong muốn như những thiết bị thông minh, robot, xe phục vụ bàn,…

TRUNG HỌC CƠ SỞ ( 12 – 15 TUỔI )

1. Giới thiệu

STEAM Sáng tạo hiện đang là lĩnh vực phổ biến hiện nay dành cho học sinh cần trang bị những kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21; cung cấp một không gian sáng tạo để học sinh có thể thoải mái tưởng tượng, bàn bạc, thảo luận, thiết kế và chế tạo các mô hình bằng cách sử dụng các vật dụng, dụng cụ quen thuộc trong cuộc sống. Bên cạnh đó, thông qua việc tạo ra các mô hình, học sinh có thể tìm hiểu cơ chế hoạt động, cách vận hành, củng cố được kiến thức về mạch điện, lắp ráp mạch điện đơn giản và sử dụng mạch điện kết hợp với những vật liệu xung quanh để chế tạo ra các sản phẩm thủ công vui nhộn như mô hình máy thổi bong bóng, máy quét nhà, máy bay trực thăng, cối xay gió,… Ngoài ra, học sinh sẽ được tìm hiểu mạch điện bằng giấy. Mô hình này là ý tưởng tuyệt vời để tìm hiểu những kiến thức cơ bản về mạch điện cũng như chế tạo một tấm thiệp mừng được trang trí đèn dành tặng cho bố mẹ, bạn bè.

2. Lợi ích chương trình

  • STEAM sáng tạo là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn trong các môn Toán, Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật nhằm giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống như vận chuyển, sắp xếp, trồng trọt và lập trình.
  • Lĩnh vực này hỗ trợ giáo viên các bộ môn làm mới phương pháp giảng dạy. Các dự án được phát triển tốt hơn, sinh động hơn nhờ vào sự tăng cường về công cụ, ý tưởng và công nghệ.
  • Kích thích tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
  • Lĩnh vực này tạo một nền tảng vững chắc để học sinh chế tạo theo định hướng mình mong muốn như những thiết bị thông minh, robot, xe phục vụ bàn,…

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ( 16 – 18 TUỔI )

1. Giới thiệu

Makerspace hay còn được gọi là “Không gian sáng tạo”, nơi học sinh được thỏa sức sáng tạo, thực hiện những dự án cho riêng mình bằng cách tiếp xúc và thực hành với những vật liệu đơn giản có thể tìm kiếm như giấy, bìa cứng, que gỗ, dao rọc giấy,… cho đến những công nghệ hiện đại như máy in 3D, máy cắt CNC,…

Không gian sáng tạo dành cho học sinh tự tay làm hoặc lắp ráp các sản phẩm, mô hình bằng trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo của mình, thực hiện các dự án mà học sinh đã ấp ủ từ lâu mà vẫn chưa có cơ hội thực hiện, nơi đây trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị đáp ứng cho học sinh ứng dụng những sáng tạo của mình, cũng trong quá trình đó, học sinh sẽ được học và tiếp cận sớm cách sử dụng những dụng cụ, công cụ cơ bản thường áp dụng trong cuộc sống. Việc áp dụng phương pháp học STEAM và được làm việc thường xuyên trong Không gian sáng tạo sẽ kích thích phát triển tư duy sáng tạo, khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và tư duy phản biện, thậm chí còn tăng cường sự tự tin trong các tình huống. Đây là những kỹ năng cần thiết cần phải trang bị cho các thế hệ trẻ tương lai.

Một trong những cách học tập hay nhất đó là thực hành. Học đi đôi với hành là lý do tại sao không gian chế tạo Makerspace lại trở nên phổ biến như vậy tại các trường hiện nay.

2. Lợi ích

  • Makerspace được xem là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn trong các môn Toán, Khoa học, Công nghệ và Kỹ thuật nhằm giúp học sinh giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống như vận chuyển, sắp xếp, trồng trọt,…
  • Giúp học sinh nhận dạng và tập sử dụng các dụng cụ cơ khí phổ biến trong cuộc sống như: cưa, kìm, búa, tua vít,…
  • Không gian sáng chế Makerspace tại STEAMZone được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại (máy in 3D, máy khắc laser…), công nghệ (vẽ 3D, tạo mẫu, lập trình điều khiển,…) và các thiết bị điện tử như đèn, nút bấm, động cơ và các vật dụng đơn giản từ cuộc sống, tạo một nền tảng vững chắc để học sinh chế tạo mô hình mong muốn như những thiết bị thông minh, robot,…
  • Kích thích tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.
  • Phát triển kỹ năng 4C – nhóm kỹ năng quan trọng nhất của thế hệ trẻ trong thế kỉ 21:

+ Communication: Kỹ năng giao tiếp.

+ Collaboration: Kỹ năng hợp tác.

+ Critical thinking: Kỹ năng tư duy phản biện.

+ Creativity: Kỹ năng sáng tạo.